Post by 513minh89 on Jul 17, 2015 16:35:55 GMT 7
Mỗi người tư vấn một kiểu, điều này chứng tỏ người Việt Nam phần lớn về luật giao thông.
Câu hỏi thu hút 145.235 lượt xem và 72 lượt tư vấn trong đó khá nhiều độc giả cho rằng tất cả CSGT đều có quyền đừng xe, trong khi nhóm khác lại không đồng tình với nhận định này.
Độc giả có nick Nắng Lên buồn bã chia sẻ: "CSGT đang thi hành nhiệm vụ (điều kiện phải mang thẻ xanh hay còn gọi là bảng tên nền màu xanh) mới được quyền dừng xe. Khi dừng xe CSGT chỉ được quyền kiểm tra giấy tờ khi bạn đang lưu thông mà vi phạm luật giao thông, nếu bạn không vi phạm luật khi tham gia giao thông bạn có quyền từ chối kiểm tra giấy tờ. Tôi rất buồn khi người Việt Nam mình ra đường không mấy ai thuộc luật mặc dù tham gia giao thông mỗi ngày. Nên học thuộc nghị định 171/ luật giao thông đường bộ đi nhé các bạn".
Để chi tiết đầy đủ độc giả Tuấn Long trích luôn Thông tư 65/2012 của bộ công an một cách đầy đủ về tình huống này như sau:
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, bất kỳ cán bộ công an nào, đang thực hiện nhiệm vụ "Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ" đều có quyền dừng xe đang lưu thông để thực hiện việc kiểm soát phương tiện. Chính vì vậy, người lái xe phải có trách nhiệm hợp tác với người thi hành nhiệm vụ để thực hiện việc kiểm soát. Tuy nhiên, cần xác định rõ các vấn đề:
1. Hỏi xem việc dừng xe là để làm gì? Vì xử lý vi phạm quy định (tức là có lỗi) giao thông đường bộ hay là để kiểm soát.
2. Nếu lý do vi phạm, vậy cần thông báo lỗi và trao đổi về lỗi đó trước khi đưa ra giấy tờ xe, nếu xác định đúng lỗi thì sẽ thực hiện các việc kiểm soát giấy tờ và lập biên bản vi phạm hành chính.
3. Nếu là kiểm soát thì lại khác, tổ làm nhiệm vụ cần có các giấy tờ về chuyên đề kiểm soát, từ cấp huyện trở lên, nếu có đầy đủ các giấy tờ thì mới được kiểm soát phương tiện. Nếu người tham gia giao thông chưa hài lòng có thể yêu cầu tổ công tác cho xem các giấy tờ cần thiết theo quy định: kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.
Và lái xe cũng nên nhớ các lỗi dưới 250.000 đồng với cá nhân và 500.000 đồng với tổ chức thì có quyền yêu cầu tổ công tác thực hiện việc xử lý vi phạm đơn giản (xử phạt vi phạm hành chính không biên bản) tại chỗ.
Không cần ra kho bạc nộp. Nếu khẳng định mình không có lỗi thì yêu cầu lập biên bản và đề nghị mình sẽ ghi ý kiến của người vi phạm trong biên bản, sau đó khiếu nại lên đơn vị xử lý vi phạm để yêu cầu chứng minh vi phạm của mình (luật xử phạt vi phạm hành chính quy định đơn vị ra quyết định có trách nhiệm chứng minh vi phạm của người vi phạm).
Nhân câu hỏi này, khá nhiều người bày tỏ quan điểm không thích đối mặt với CSGT và khá bối rối với việc khi bị dừng xe thì nên làm gì. Như vậy, để đảm bảo an toàn giao thông cũng như tuân thủ đúng pháp luật, mỗi người nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để hoàn toàn tự tin cùng CSGT xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.
Ngọc Điệp