Post by Admin on Apr 17, 2015 16:59:11 GMT 7
Nhắc đến thành công của "Cuốn theo chiều gió", đặc biệt là hình ảnh một Scarlett O'Hara xinh đẹp và kiêu hãnh, nhất định không thể không nhắc đến Walter Plunkett - "phù thủy" đằng sau những bộ cánh huyền thoại của bộ phim và của cả lịch sử điện ảnh thế giới
"Cuốn theo chiều gió" giành tới 8 tượng vàng Oscar danh giá trong tổng số 13 đề cử. Thành coonh của bộ phim chắc chắn không thể chỉ do một yếu tố tạo nên. Hãy cùng Đẹp Online nhìn lại 5 bộ trang phục mà nhà thiết kế phục trang Plunkett đã dày công thiết kế cho Scarlett O’Hara, khám phá những thông điệp mà ông và bộ phim muốn truyền tải qua 5 bộ trang phục này!
Đầm từ vải may rèm cửa (The Curtain Dress)
Chiếc đầm gây được dấu ấn mạnh mẽ vì được xem là biểu tượng cho ý chí sống còn mãnh liệt của Scarlett. Hình ảnh cô nhanh trí nhờ bà vú Mammy may cho mình bộ trang phục từ chiếc rèm cửa cũ trong phòng khách chính là dấu hiệu cho nỗ lực vượt lên số phận, một cách bản lĩnh.
Cô mặc nó trong hoàn cảnh khá ngặt nghèo như lúc gặp Rhett (người yêu Scarlett say đắm và sau này là chồng thứ ba của cô) trong tù để mượn tiền, khi đi trên phố cùng bà vú Mammy và khoảnh khắc gặp được Frank Kennedy (chồng của em gái và sau đó đã trở thành chồng thứ hai của cô). Tất cả chỉ vì mục đích xoay sở đủ tài chính để vực dậy gia đình trong điều kiện chỉ còn lại một mình cô chống chọi với mọi thứ.
Scarlett đến gặp Rhett để mượn tiền
Màu sắc của chiếc đầm xanh lá này là cả sự thử thách với Plunkett. Ông vừa phải chọn màu sao cho hài hòa với màu mắt của Vivien Leigh (diễn viên đóng vai Scarlett), vừa phải đảm bảo yêu cầu của đạo diễn về các chỉ số màu sắc. Hơn nữa, sau khi hoàn thành, chiếc đầm còn phải mang đến cho cả người mặc và người nhìn một cảm nhận rõ rệt rằng nó được làm từ loại vải để may rèm ở Tara (quê nhà Scarlett). Chính vì vậy, Plunkett đã cẩn trọng và tỉ mỉ trong từng khâu nhỏ nhất, kể cả giai đoạn phơi vải ở ngoài nắng để đạt được hiệu ứng phai màu theo thời gian như mong muốn.
Chiếc đầm hiện đã được phục chế và trưng bày tại Harry Ransom Center thuộc trường Đại học Texas
Tổng thể trang phục gồm hai lớp. Phía trước, phần chân váy lót màu lục nhạt may liền với vạt áo bằng vải cotton, được nâng đỡ và tạo độ phồng bằng bộ khung phía trong. Còn lớp thứ hai là vạt áo nhung xanh lá cây đậm, phần chân váy được cắt khéo léo, hé lộ một phần phía trong tựa như độ mở của chiếc rèm. Chi tiết capelet (phần vải được may thêm xung quanh vai áo) bên vai trái tạo cho người mặc phong thái quý phái. Và một chi tiết đắt giá nữa chính là chiếc thắt lưng tua rua hai đầu được tận dụng từ dây buộc rèm rất khéo léo.
Đầm dạ hội (The Ball Gown)
Sau khi những giây phút riêng tư của Scarlett với người đàn ông khác (Ashley) đến tai Rhett (lúc này đã là vợ chồng), anh một mực ép cô phải đến dự tiệc nhà Melanie (vợ của Ashley) và còn tự tay chọn trang phục cho vợ. Mục đích nhằm trừng phạt và dằn vặt Scarlett, đồng thời muốn nhân cơ hội xóa bỏ nghi ngờ của mọi người về cô.
Chiếc đầm nhung đỏ không tay được thêu đính những hạt thủy tinh nhỏ hình tròn, hình giọt nước dọc mép cổ áo và trải đều trên thân váy. Sự lộng lẫy càng được tôn lên bằng chi tiết lông đà điểu gắn quanh hai bên vai áo, đồng thời còn chạy dọc đuôi váy theo chiều xoắn ốc. Với màu đỏ burgundy quá nổi bật, cộng với việc thiết kế chiếc đầm ôm nhẹ thân người chứ không xòe rộng phần chân, khiến cho vẻ đẹp của Scarlett có phần phô trương và hơi khiêu khích.
Váy cưới (The Wedding Dress)
Với mục đích trả thù Ashley về việc "bỏ mặc" mình để đến với Melanie, Scarlett chấp nhận lời cầu hôn của Charles Hamilton (em trai Ashley). Đám cưới diễn ra gấp rút để kịp cho Charles lên đường ra chiến trận, Scarlett đành phải mặc váy cưới cũ của mẹ mà không thể chuẩn bị thêm gì.
Để tạo được tính chân thật và giúp các tình tiết trong phim hợp logic, Plunkett đã may chiếc váy theo số đo của Ellen O’Hara (mẹ Scarlett) để trang phục trông không thật sự vừa vặn với cô. Hơn nữa, phần thiết kế tay áo "chân cừu" (rộng từ vai xuống và bó dần ở khuỷu tay) rõ ràng đã lỗi thời vào thời điểm Scarlett làm đám cưới vì đó là mốt của hàng chục năm trước, từ đám cưới của bà Ellen.
Chiếc váy bằng lụa satin có pha với chất liệu tuyn và những chi tiết chiếc lá và dây leo bằng lụa đi kèm trang trí xung quanh cổ áo, chân váy giúp cho thiết kế không bị đơn điệu, nhàm chán.
Đầm dáng áo choàng tắm (The Blue Peignoir)
Scarlett mặc chiếc đầm Blue Peignoir sau khi bị xảy thai, đồng thời mối quan hệ của cô và Rhett trở nên căng thẳng cực độ. Cảm giác sợ hãi lẫn niềm kiêu hãnh khiến cô khước từ mọi nỗ lực hàn gắn của Rhett.
Chiếc đầm nhung màu xanh ánh tím với phần thiết kế cổ áo từ lông thú đen tương phản với vẻ nhợt nhạt, mệt mỏi của Scarlett. Chất liệu dày dặn cùng dáng váy dài và rộng đáng lẽ sẽ giúp tôn lên nét kiêu sa, quý phái của người mặc. Nhưng trong trường hợp này lại ngụ ý che chở cho một tâm hồn nhiều tổn thương, mất mát.
Chiếc đầm Wrapper màu xanh lá (The Green Wrapper)
Chiếc đầm Wrapper như lời khẳng định của Scarlett, rằng cô chỉ muốn thu mình lại và không bao giờ muốn sinh thêm con nữa (vòng eo to ra là hậu quả quá nặng nề với cô).
Bộ cánh dài chạm đất bằng nhung này sở hữu những chi tiết thêu đắt giá chạy từ cổ áo xuống dọc chính giữa thân áo. Từng đường kim mũi chỉ tỉ mỉ, công phu, bộc lộ sự cầu toàn của chủ nhân.
Phần tay áo được nới dài đến chân váy và còn có thể tùy chỉnh độ mở của ống tay chính là chi tiết thể hiện sự giàu có và địa vị xã hội của Scarlett sau khi cưới Rhett. Plunkett đã pha trộn một cách hợp lý những đường nét, phom dáng của thời trang những năm 1930 với các chi tiết tinh tế lấy cảm hứng từ thời Trung cổ.
Khối óc và bàn tay tài hoa của Plunkett đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thật sự
"Cuốn theo chiều gió" giành tới 8 tượng vàng Oscar danh giá trong tổng số 13 đề cử. Thành coonh của bộ phim chắc chắn không thể chỉ do một yếu tố tạo nên. Hãy cùng Đẹp Online nhìn lại 5 bộ trang phục mà nhà thiết kế phục trang Plunkett đã dày công thiết kế cho Scarlett O’Hara, khám phá những thông điệp mà ông và bộ phim muốn truyền tải qua 5 bộ trang phục này!
Đầm từ vải may rèm cửa (The Curtain Dress)
Chiếc đầm gây được dấu ấn mạnh mẽ vì được xem là biểu tượng cho ý chí sống còn mãnh liệt của Scarlett. Hình ảnh cô nhanh trí nhờ bà vú Mammy may cho mình bộ trang phục từ chiếc rèm cửa cũ trong phòng khách chính là dấu hiệu cho nỗ lực vượt lên số phận, một cách bản lĩnh.
Cô mặc nó trong hoàn cảnh khá ngặt nghèo như lúc gặp Rhett (người yêu Scarlett say đắm và sau này là chồng thứ ba của cô) trong tù để mượn tiền, khi đi trên phố cùng bà vú Mammy và khoảnh khắc gặp được Frank Kennedy (chồng của em gái và sau đó đã trở thành chồng thứ hai của cô). Tất cả chỉ vì mục đích xoay sở đủ tài chính để vực dậy gia đình trong điều kiện chỉ còn lại một mình cô chống chọi với mọi thứ.
Scarlett đến gặp Rhett để mượn tiền
Màu sắc của chiếc đầm xanh lá này là cả sự thử thách với Plunkett. Ông vừa phải chọn màu sao cho hài hòa với màu mắt của Vivien Leigh (diễn viên đóng vai Scarlett), vừa phải đảm bảo yêu cầu của đạo diễn về các chỉ số màu sắc. Hơn nữa, sau khi hoàn thành, chiếc đầm còn phải mang đến cho cả người mặc và người nhìn một cảm nhận rõ rệt rằng nó được làm từ loại vải để may rèm ở Tara (quê nhà Scarlett). Chính vì vậy, Plunkett đã cẩn trọng và tỉ mỉ trong từng khâu nhỏ nhất, kể cả giai đoạn phơi vải ở ngoài nắng để đạt được hiệu ứng phai màu theo thời gian như mong muốn.
Chiếc đầm hiện đã được phục chế và trưng bày tại Harry Ransom Center thuộc trường Đại học Texas
Tổng thể trang phục gồm hai lớp. Phía trước, phần chân váy lót màu lục nhạt may liền với vạt áo bằng vải cotton, được nâng đỡ và tạo độ phồng bằng bộ khung phía trong. Còn lớp thứ hai là vạt áo nhung xanh lá cây đậm, phần chân váy được cắt khéo léo, hé lộ một phần phía trong tựa như độ mở của chiếc rèm. Chi tiết capelet (phần vải được may thêm xung quanh vai áo) bên vai trái tạo cho người mặc phong thái quý phái. Và một chi tiết đắt giá nữa chính là chiếc thắt lưng tua rua hai đầu được tận dụng từ dây buộc rèm rất khéo léo.
Đầm dạ hội (The Ball Gown)
Sau khi những giây phút riêng tư của Scarlett với người đàn ông khác (Ashley) đến tai Rhett (lúc này đã là vợ chồng), anh một mực ép cô phải đến dự tiệc nhà Melanie (vợ của Ashley) và còn tự tay chọn trang phục cho vợ. Mục đích nhằm trừng phạt và dằn vặt Scarlett, đồng thời muốn nhân cơ hội xóa bỏ nghi ngờ của mọi người về cô.
Chiếc đầm nhung đỏ không tay được thêu đính những hạt thủy tinh nhỏ hình tròn, hình giọt nước dọc mép cổ áo và trải đều trên thân váy. Sự lộng lẫy càng được tôn lên bằng chi tiết lông đà điểu gắn quanh hai bên vai áo, đồng thời còn chạy dọc đuôi váy theo chiều xoắn ốc. Với màu đỏ burgundy quá nổi bật, cộng với việc thiết kế chiếc đầm ôm nhẹ thân người chứ không xòe rộng phần chân, khiến cho vẻ đẹp của Scarlett có phần phô trương và hơi khiêu khích.
Váy cưới (The Wedding Dress)
Với mục đích trả thù Ashley về việc "bỏ mặc" mình để đến với Melanie, Scarlett chấp nhận lời cầu hôn của Charles Hamilton (em trai Ashley). Đám cưới diễn ra gấp rút để kịp cho Charles lên đường ra chiến trận, Scarlett đành phải mặc váy cưới cũ của mẹ mà không thể chuẩn bị thêm gì.
Để tạo được tính chân thật và giúp các tình tiết trong phim hợp logic, Plunkett đã may chiếc váy theo số đo của Ellen O’Hara (mẹ Scarlett) để trang phục trông không thật sự vừa vặn với cô. Hơn nữa, phần thiết kế tay áo "chân cừu" (rộng từ vai xuống và bó dần ở khuỷu tay) rõ ràng đã lỗi thời vào thời điểm Scarlett làm đám cưới vì đó là mốt của hàng chục năm trước, từ đám cưới của bà Ellen.
Chiếc váy bằng lụa satin có pha với chất liệu tuyn và những chi tiết chiếc lá và dây leo bằng lụa đi kèm trang trí xung quanh cổ áo, chân váy giúp cho thiết kế không bị đơn điệu, nhàm chán.
Đầm dáng áo choàng tắm (The Blue Peignoir)
Scarlett mặc chiếc đầm Blue Peignoir sau khi bị xảy thai, đồng thời mối quan hệ của cô và Rhett trở nên căng thẳng cực độ. Cảm giác sợ hãi lẫn niềm kiêu hãnh khiến cô khước từ mọi nỗ lực hàn gắn của Rhett.
Chiếc đầm nhung màu xanh ánh tím với phần thiết kế cổ áo từ lông thú đen tương phản với vẻ nhợt nhạt, mệt mỏi của Scarlett. Chất liệu dày dặn cùng dáng váy dài và rộng đáng lẽ sẽ giúp tôn lên nét kiêu sa, quý phái của người mặc. Nhưng trong trường hợp này lại ngụ ý che chở cho một tâm hồn nhiều tổn thương, mất mát.
Chiếc đầm Wrapper màu xanh lá (The Green Wrapper)
Chiếc đầm Wrapper như lời khẳng định của Scarlett, rằng cô chỉ muốn thu mình lại và không bao giờ muốn sinh thêm con nữa (vòng eo to ra là hậu quả quá nặng nề với cô).
Bộ cánh dài chạm đất bằng nhung này sở hữu những chi tiết thêu đắt giá chạy từ cổ áo xuống dọc chính giữa thân áo. Từng đường kim mũi chỉ tỉ mỉ, công phu, bộc lộ sự cầu toàn của chủ nhân.
Phần tay áo được nới dài đến chân váy và còn có thể tùy chỉnh độ mở của ống tay chính là chi tiết thể hiện sự giàu có và địa vị xã hội của Scarlett sau khi cưới Rhett. Plunkett đã pha trộn một cách hợp lý những đường nét, phom dáng của thời trang những năm 1930 với các chi tiết tinh tế lấy cảm hứng từ thời Trung cổ.
Khối óc và bàn tay tài hoa của Plunkett đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thật sự