Post by 513minh89 on Jul 24, 2015 15:39:27 GMT 7
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong bài viết “Cách giải quyết vấn đề Trung Quốc: Hãy đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh” đăng tải hôm 21/7 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) và sau đó được một tạp chí nghiên cứu uy tín của Mỹ dẫn lại, giáo sư Robert Sutter cho rằng Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu và có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tập trung vào những ưu tiên khu vực, hứa hẹn tăng cường an ninh, kinh tế và các mối quan hệ chính trị trong khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc, đối thủ tiềm năng nhất của Mỹ trong khu vực, đang theo đuổi chính sách xung đột gây ra những lo ngại chính về độc lập, chủ quyền và ổn định. Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc gia mà không trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự để giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông đang tạo ra vấn đề lớn đối với nước Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã công khai những quan điểm cứng rắn hơn lên án các hành động của Trung Quốc, thắt chặt hợp tác an ninh với các đồng minh và các nước vốn bị sự khiêu khích của Trung Quốc đe dọa. Các bước đi của Mỹ đã phần nào khiến Trung Quốc phải trả giá song vẫn không thể khiến Bắc Kinh dừng lại.
Giới chức và các chuyên gia Mỹ cũng đã hối thúc chính phủ Mỹ cần thay đổi cách thức phản ứng đã quá quen thuộc trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cần phải có hành động để Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải trả giá nghiêm trọng cho chiến lược cắt lát salami ở Biển Đông và Hoa Đông.
Đáp lại, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết đang tăng cường giám sát và theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, xem xét phô trương lực lượng và các tàu của Mỹ vẫn hộ tống các tàu của đồng minh trong các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, theo giáo sư Robert Sutter, các biện pháp này không có hiệu quả rõ rệt đối với Trung Quốc. Không những thế, các biện pháp này của Mỹ lại tạo ra nguy cơ đối đầu với các lực lượng của Trung Quốc.
Giáo sư Sutter cho rằng chiến lược của Trung Quốc đang đánh vào điểm yếu của Mỹ bởi Bắc Kinh không sử dụng đến sức mạnh quân sự. Để đáp trả, Mỹ cũng phải sử dụng các biện pháp tương tự để đánh vào những điểm yếu của Trung Quốc mà không gây ra sự đối đầu công khai.
Những sự lựa chọn để Mỹ đối phó với Trung Quốc gồm:
1. Tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa của Mỹ hoạt động mà không bị phát hiện do khả năng chống ngầm yếu kém của Trung Quốc, đồng thời có đủ sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt bấy kỳ lực lượng nào của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Các tàu ngầm tấn công của “nổi lên” tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, có thể kết hợp cùng tàu ngầm Nhật Bản và Australia, sẽ cảnh tỉnh Trung Quốc rằng năng lực chống ngầm của nước này yếu đến mức nào.
Để phản ứng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để bù đắp sự hạn chế năng lực chống ngầm thì Trung Quốc sẽ phải có chi phí lớn và dài hạn khiến nguồn lực dành cho các nhà quy hoạch quân sự của nước này bị phân tán.
Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải có những điều chỉnh các ưu tiên ngân sách trong khi Trung Quốc đang trong giai đoạn tiến hành những thay đổi rộng lớn và khó khăn. Như vậy, biện pháp của Mỹ (chỉ cần cho vài chiếc tàu ngầm nổi lên) sẽ khiến Trung Quốc phải tiêu tốn rất lớn.
2. Đài Loan là một khu vực vô cùng nhạy cảm đối với Trung Quốc mà ở đây Mỹ có không ít lựa chọn buộc Trung Quốc phải trả giá rất đắt. Trong khi tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hăm dọa các nước láng giềng thì Mỹ có thể chú trọng hơn tới Đài Loan.
Một trong những lựa chọn là Mỹ có thể bán 66 chiếc F-16 mà Đài Loan mong đợi từ lâu. Hành động này không chỉ khiến Trung Quốc phải trả giá ở những chiếc máy bay mà quan trọng hơn nó thể hiện sự ủng hộ thực tế của Mỹ đối với Đài Loan chống lại sức ép và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể ủng hộ các phong trào ở Đài Loan như phong trào của phe đối lập ở Đài Loan hiện nay. Khi phe đối lập lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào năm 2016, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá và khó có thể điều chỉnh chính sách hiện tương đối thành công với Đài Loan.
3. Những cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong, một khu vực nhạy cảm khác đối với Trung Quốc, báo hiệu Trung Quốc sẽ phải có những điều chỉnh chính sách một cách thận trọng và phải trả giá. Mỹ có thể ủng hộ các cuộc biểu tình ở đây và khiến Trung Quốc chịu những tổn thất.
4. Một trong những nguyên nhân chính từ bên ngoài khiến vấn đề Bắc Triều Tiên hiện vẫn tiếp tục đe dọa khu vực châu Á - Thái Bình Dương là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng. Mỹ có thể chú trọng nhấn mạnh sự thật này. Điều đó có thể gia tăng áp lực với Trung Quốc, quốc gia đang bị tổn hại thanh danh do mưu đồ bành trướng đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
5. Đối phó với việc Trung Quốc bố trí tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cụ thể, ví dụ bố trí tên lửa mang nhiều đầu đạn ở ngay trên lãnh thổ Mỹ, hay bố trí nhiều tên lửa trên các tàu ngầm tấn công trong khu vực nhắm vào Trung Quốc. Do sức mạnh chống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn hạn chế, nên việc đối phó với những nguy cơ mới do đầu đạn của Mỹ gây ra sẽ là thách thức to lớn đối với giới lãnh đạo cũng như những sắp xếp chiến lược của Trung Quốc.
Theo đánh giá kết luận của giáo sư Robert Sutter, sự quả quyết của Trung Quốc ở các khu vực lãnh thổ tranh chấp là vấn đề nghiêm trọng, song không phải là thách thức cơ bản đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, các biện pháp kể trên, cũng như các biện pháp tương tự, nhằm vào điểm yếu của Trung Quốc cần được sử dụng thận trọng và tương ứng với các hành động của Trung Quốc có thể đe dọa tới các lợi ích của Mỹ.
Trong bài viết “Cách giải quyết vấn đề Trung Quốc: Hãy đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh” đăng tải hôm 21/7 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) và sau đó được một tạp chí nghiên cứu uy tín của Mỹ dẫn lại, giáo sư Robert Sutter cho rằng Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu và có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tập trung vào những ưu tiên khu vực, hứa hẹn tăng cường an ninh, kinh tế và các mối quan hệ chính trị trong khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc, đối thủ tiềm năng nhất của Mỹ trong khu vực, đang theo đuổi chính sách xung đột gây ra những lo ngại chính về độc lập, chủ quyền và ổn định. Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc gia mà không trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự để giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông đang tạo ra vấn đề lớn đối với nước Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã công khai những quan điểm cứng rắn hơn lên án các hành động của Trung Quốc, thắt chặt hợp tác an ninh với các đồng minh và các nước vốn bị sự khiêu khích của Trung Quốc đe dọa. Các bước đi của Mỹ đã phần nào khiến Trung Quốc phải trả giá song vẫn không thể khiến Bắc Kinh dừng lại.
Giới chức và các chuyên gia Mỹ cũng đã hối thúc chính phủ Mỹ cần thay đổi cách thức phản ứng đã quá quen thuộc trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cần phải có hành động để Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải trả giá nghiêm trọng cho chiến lược cắt lát salami ở Biển Đông và Hoa Đông.
Đáp lại, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết đang tăng cường giám sát và theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, xem xét phô trương lực lượng và các tàu của Mỹ vẫn hộ tống các tàu của đồng minh trong các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, theo giáo sư Robert Sutter, các biện pháp này không có hiệu quả rõ rệt đối với Trung Quốc. Không những thế, các biện pháp này của Mỹ lại tạo ra nguy cơ đối đầu với các lực lượng của Trung Quốc.
Giáo sư Sutter cho rằng chiến lược của Trung Quốc đang đánh vào điểm yếu của Mỹ bởi Bắc Kinh không sử dụng đến sức mạnh quân sự. Để đáp trả, Mỹ cũng phải sử dụng các biện pháp tương tự để đánh vào những điểm yếu của Trung Quốc mà không gây ra sự đối đầu công khai.
Những sự lựa chọn để Mỹ đối phó với Trung Quốc gồm:
1. Tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa của Mỹ hoạt động mà không bị phát hiện do khả năng chống ngầm yếu kém của Trung Quốc, đồng thời có đủ sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt bấy kỳ lực lượng nào của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Các tàu ngầm tấn công của “nổi lên” tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, có thể kết hợp cùng tàu ngầm Nhật Bản và Australia, sẽ cảnh tỉnh Trung Quốc rằng năng lực chống ngầm của nước này yếu đến mức nào.
Để phản ứng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để bù đắp sự hạn chế năng lực chống ngầm thì Trung Quốc sẽ phải có chi phí lớn và dài hạn khiến nguồn lực dành cho các nhà quy hoạch quân sự của nước này bị phân tán.
Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải có những điều chỉnh các ưu tiên ngân sách trong khi Trung Quốc đang trong giai đoạn tiến hành những thay đổi rộng lớn và khó khăn. Như vậy, biện pháp của Mỹ (chỉ cần cho vài chiếc tàu ngầm nổi lên) sẽ khiến Trung Quốc phải tiêu tốn rất lớn.
2. Đài Loan là một khu vực vô cùng nhạy cảm đối với Trung Quốc mà ở đây Mỹ có không ít lựa chọn buộc Trung Quốc phải trả giá rất đắt. Trong khi tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hăm dọa các nước láng giềng thì Mỹ có thể chú trọng hơn tới Đài Loan.
Một trong những lựa chọn là Mỹ có thể bán 66 chiếc F-16 mà Đài Loan mong đợi từ lâu. Hành động này không chỉ khiến Trung Quốc phải trả giá ở những chiếc máy bay mà quan trọng hơn nó thể hiện sự ủng hộ thực tế của Mỹ đối với Đài Loan chống lại sức ép và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể ủng hộ các phong trào ở Đài Loan như phong trào của phe đối lập ở Đài Loan hiện nay. Khi phe đối lập lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào năm 2016, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá và khó có thể điều chỉnh chính sách hiện tương đối thành công với Đài Loan.
3. Những cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong, một khu vực nhạy cảm khác đối với Trung Quốc, báo hiệu Trung Quốc sẽ phải có những điều chỉnh chính sách một cách thận trọng và phải trả giá. Mỹ có thể ủng hộ các cuộc biểu tình ở đây và khiến Trung Quốc chịu những tổn thất.
4. Một trong những nguyên nhân chính từ bên ngoài khiến vấn đề Bắc Triều Tiên hiện vẫn tiếp tục đe dọa khu vực châu Á - Thái Bình Dương là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng. Mỹ có thể chú trọng nhấn mạnh sự thật này. Điều đó có thể gia tăng áp lực với Trung Quốc, quốc gia đang bị tổn hại thanh danh do mưu đồ bành trướng đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
5. Đối phó với việc Trung Quốc bố trí tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cụ thể, ví dụ bố trí tên lửa mang nhiều đầu đạn ở ngay trên lãnh thổ Mỹ, hay bố trí nhiều tên lửa trên các tàu ngầm tấn công trong khu vực nhắm vào Trung Quốc. Do sức mạnh chống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn hạn chế, nên việc đối phó với những nguy cơ mới do đầu đạn của Mỹ gây ra sẽ là thách thức to lớn đối với giới lãnh đạo cũng như những sắp xếp chiến lược của Trung Quốc.
Theo đánh giá kết luận của giáo sư Robert Sutter, sự quả quyết của Trung Quốc ở các khu vực lãnh thổ tranh chấp là vấn đề nghiêm trọng, song không phải là thách thức cơ bản đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, các biện pháp kể trên, cũng như các biện pháp tương tự, nhằm vào điểm yếu của Trung Quốc cần được sử dụng thận trọng và tương ứng với các hành động của Trung Quốc có thể đe dọa tới các lợi ích của Mỹ.