Post by 513minh89 on Aug 5, 2015 8:42:44 GMT 7
Mua sắm vừa phải, thiếu ngôi sao tạo đột biến, vắng bóng Steven Gerrard... đội bóng một thời oanh liệt có lẽ chưa thể đi đến đỉnh vinh quang ở giải Ngoại hạng Anh mùa này (khởi tranh từ ngày 8/8).
Tháng 5/1990, thành phố cảng Liverpool ngập tràn lễ hội. Ian Rush cùng Kenny Daglish nâng cao chiếc Cup vô địch quốc gia lần thứ 18 của Liverpool, cũng là danh hiệu thứ bảy trong vòng 10 năm của “Quỷ đỏ vùng Merseyside.” 10 năm của thập kỷ 80, Liverpool có số lần vô địch nước Anh bằng đúng những gì đại kình địch Man Utd đoạt được kể từ ngày thành lập. Vậy mà 25 năm đã qua, biển xanh đã hóa nương dâu mất rồi.
Vào cái ngày Liverpool giành chức vô địch quốc gia thứ 18, kể cả những cổ động viên bi quan nhất cũng không thể nghĩ rằng đội bóng lẫy lừng này sẽ chẳng bao giờ còn được gặp lại chiếc Cup danh giá đó trong vòng một phần tư thế kỷ tiếp theo. 25 năm là cả một thế hệ cổ động viên, là rất nhiều thế hệ cầu thủ, là quãng thời gian đủ để cậu bé Gerrard 9 tuổi trở thành huyền thoại của sân Anfield. Bi kịch đó được bắt nguồn từ đầu năm 1991, khi Kenny Dalglish từ chức HLV. Trong sáu năm của ông, với ba năm kiêm nhiệm cầu thủ và huấn luyện viên, Liverpool đã đứng dậy sau thảm họa Heysel, đồng thời giành ba chức vô địch.
Nhưng bản lĩnh và tài năng tuyệt luân của ông chỉ có thể cầm cự được đúng một năm sau khi chứng kiến thảm họa Hillsborough làm chết 96 người. “Tôi sẽ không bao giờ quên ngày 15/4/1989. Tôi không thể nghĩ đến cái tên Hillsborough hay nhắc đến nó mà không có những ký ức đau buồn ùa về". Kenny ra đi, và đội bóng suy thoái từ đó. Những năm tháng ấy, chỉ có ai đi qua mới hiểu rằng sự đau khổ mà ban lãnh đạo, cầu thủ và các cổ động viên Liverpool phải gánh chịu lớn đến dường nào. Kết luận cho rằng CĐV Liverpool là nguyên nhân gây ra cái chết cho 96 người trong thảm họa Hillsborough đã khiến họ sống trong bóng tối ghẻ lạnh của một nửa nước Anh, khiến họ mất chức vô địch vào cuối mùa và mất đi một thế hệ cầu thủ vì bị ám ảnh.
Năm 2012, 400.000 trang tài liệu được công bố, giới chức trách Anh đưa ra ánh sáng sự thật của thảm họa Hillsborough. Chất lượng xây dựng tệ hại, khả năng ứng phó sự cố kém cỏi của cảnh sát, y tế khiến con số thương vong tăng cao. Còn chính quyền tại Sheffield vì muốn che giấu sự thật nên đã đổ lỗi cho cổ động viên của Liverpool. Tháng 9/2012, 23 năm sau thảm họa, cảnh sát Anh và Thủ tướng David Cameron đưa ra lời xin lỗi tới Liverpool và các cổ động viên của họ. Công lý được trả về cho Liverpool. Nhưng ai trả lại cho tuổi thanh xuân của cả một thế hệ màu áo đỏ, ai trả lại cho những ngày tháng sống trong tăm tối của những Liverpooldian vì bị đổ oan, ai trả cho những danh hiệu đáng lẽ họ có được nếu không bị vùi xuống bùn sâu sau thảm họa Hillsborough? Ai trả lại cho Liverpool, Kenny Dalglish của tuổi 39? Một lần oan ức, cả mưa gió u sầu.
25/5/2015, Steven Gerrard bước ra từ đường hầm, hai hàng cầu thủ Liverpool và Crystal Palace đứng hai bên vỗ tay tán dương. Đội trưởng số 8 đã có tất cả các danh hiệu tại Liverpool ngoại trừ chức vô địch Ngoại Hạng Anh, điều mà những CĐV khao khát nhất. Trong vòng 17 năm qua, hình ảnh của Gerrard đã trở nên quá quen thuộc trong màu áo đỏ nhưng số phận chọn anh trong giai đoạn tăm tối vừa qua chỉ để giúp đội bóng giữ được bản sắc, để không trôi đi quá xa sau thảm họa Hillsborough, chứ không phải là người sẽ tìm lại vinh quang của thế kỷ trước. Trong mùa bóng đầu tiên vắng Gerrard sau hai thập kỷ, người ta sẽ nhìn vào Jordan Henderson để đặt câu hỏi. Anh liệu có phải là người sẽ cứu rỗi “The Kop?” Từ khi còn là chàng thiếu niên 19 tuổi chuyển đến Liverpool, 5 năm qua đủ tạo ra một Henderson bản lĩnh, mẫu mực và tài năng không dừng lại. 24 tuổi đã mang băng đội trưởng, anh còn cả một chặng đường dài phía trước để thực hiện ước vọng.
HLV Brendan Rodgers được tại vị sau mùa giải thảm họa vừa qua là một kỳ tích. Tiền vệ Joe Allen thậm chí còn thẳng thắn trên báo chí: “Ông thầy của tôi đã quá may mắn”. Nhưng có lẽ các ông chủ người Mỹ có cái lý của họ, chính sách chuyển nhượng sai lầm của Hội đồng chuyển nhượng Liverpool vào mùa hè 2014 là nguyên nhân chính cho sự kém cỏi của Liverpool trong mùa bóng đã qua. Rodgers đã phải cáng đáng một đội hình sai lầm của mùa hè, và không thể chắp vá.
Bây giờ họ đưa về Christian Benteke, một chân sút đáng tin tưởng hơn Mario Balotelli rất nhiều, một James Milner đầy kinh nghiệm chinh chiến, và một Joe Gomez là tài năng trẻ mới nổi. Cùng với sự trưởng thành của Courtinho và Henderson, rõ ràng Liverpool đang xây dựng một đội bóng hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng điều này cũng tố cáo về tham vọng nhỏ bé của Liverpool trong mùa bóng 2015-2016. Họ không hoài bão vô địch Ngoại Hạng Anh mùa này, vì còn thiếu “điều kiện đủ” cho một nhà vô địch. Thường trong một đội bóng, ngoài nền tảng là lối chơi, đều cần một siêu sao có khả năng gây đột biến. Chelsea có Eden Hazard, Arsenal có Alexis Sanchez, Man City có Sergio Aguero, Man Utd có Wayne Rooney. Còn Liverpool bây giờ, không có ai thuộc top 10 ngôi sao sáng nhất thế giới. Mục tiêu mà họ đang hướng đến, có lẽ là một vị trí trong top 4. Một kế hoạch dài hạn đang được xây dựng, một sự phát triển bền vững và chỉ sử dụng “bom tấn” khi cơ hội đã chín muồi.
Tháng 5/1990, thành phố cảng Liverpool ngập tràn lễ hội. Ian Rush cùng Kenny Daglish nâng cao chiếc Cup vô địch quốc gia lần thứ 18 của Liverpool, cũng là danh hiệu thứ bảy trong vòng 10 năm của “Quỷ đỏ vùng Merseyside.” 10 năm của thập kỷ 80, Liverpool có số lần vô địch nước Anh bằng đúng những gì đại kình địch Man Utd đoạt được kể từ ngày thành lập. Vậy mà 25 năm đã qua, biển xanh đã hóa nương dâu mất rồi.
Vào cái ngày Liverpool giành chức vô địch quốc gia thứ 18, kể cả những cổ động viên bi quan nhất cũng không thể nghĩ rằng đội bóng lẫy lừng này sẽ chẳng bao giờ còn được gặp lại chiếc Cup danh giá đó trong vòng một phần tư thế kỷ tiếp theo. 25 năm là cả một thế hệ cổ động viên, là rất nhiều thế hệ cầu thủ, là quãng thời gian đủ để cậu bé Gerrard 9 tuổi trở thành huyền thoại của sân Anfield. Bi kịch đó được bắt nguồn từ đầu năm 1991, khi Kenny Dalglish từ chức HLV. Trong sáu năm của ông, với ba năm kiêm nhiệm cầu thủ và huấn luyện viên, Liverpool đã đứng dậy sau thảm họa Heysel, đồng thời giành ba chức vô địch.
Nhưng bản lĩnh và tài năng tuyệt luân của ông chỉ có thể cầm cự được đúng một năm sau khi chứng kiến thảm họa Hillsborough làm chết 96 người. “Tôi sẽ không bao giờ quên ngày 15/4/1989. Tôi không thể nghĩ đến cái tên Hillsborough hay nhắc đến nó mà không có những ký ức đau buồn ùa về". Kenny ra đi, và đội bóng suy thoái từ đó. Những năm tháng ấy, chỉ có ai đi qua mới hiểu rằng sự đau khổ mà ban lãnh đạo, cầu thủ và các cổ động viên Liverpool phải gánh chịu lớn đến dường nào. Kết luận cho rằng CĐV Liverpool là nguyên nhân gây ra cái chết cho 96 người trong thảm họa Hillsborough đã khiến họ sống trong bóng tối ghẻ lạnh của một nửa nước Anh, khiến họ mất chức vô địch vào cuối mùa và mất đi một thế hệ cầu thủ vì bị ám ảnh.
Năm 2012, 400.000 trang tài liệu được công bố, giới chức trách Anh đưa ra ánh sáng sự thật của thảm họa Hillsborough. Chất lượng xây dựng tệ hại, khả năng ứng phó sự cố kém cỏi của cảnh sát, y tế khiến con số thương vong tăng cao. Còn chính quyền tại Sheffield vì muốn che giấu sự thật nên đã đổ lỗi cho cổ động viên của Liverpool. Tháng 9/2012, 23 năm sau thảm họa, cảnh sát Anh và Thủ tướng David Cameron đưa ra lời xin lỗi tới Liverpool và các cổ động viên của họ. Công lý được trả về cho Liverpool. Nhưng ai trả lại cho tuổi thanh xuân của cả một thế hệ màu áo đỏ, ai trả lại cho những ngày tháng sống trong tăm tối của những Liverpooldian vì bị đổ oan, ai trả cho những danh hiệu đáng lẽ họ có được nếu không bị vùi xuống bùn sâu sau thảm họa Hillsborough? Ai trả lại cho Liverpool, Kenny Dalglish của tuổi 39? Một lần oan ức, cả mưa gió u sầu.
25/5/2015, Steven Gerrard bước ra từ đường hầm, hai hàng cầu thủ Liverpool và Crystal Palace đứng hai bên vỗ tay tán dương. Đội trưởng số 8 đã có tất cả các danh hiệu tại Liverpool ngoại trừ chức vô địch Ngoại Hạng Anh, điều mà những CĐV khao khát nhất. Trong vòng 17 năm qua, hình ảnh của Gerrard đã trở nên quá quen thuộc trong màu áo đỏ nhưng số phận chọn anh trong giai đoạn tăm tối vừa qua chỉ để giúp đội bóng giữ được bản sắc, để không trôi đi quá xa sau thảm họa Hillsborough, chứ không phải là người sẽ tìm lại vinh quang của thế kỷ trước. Trong mùa bóng đầu tiên vắng Gerrard sau hai thập kỷ, người ta sẽ nhìn vào Jordan Henderson để đặt câu hỏi. Anh liệu có phải là người sẽ cứu rỗi “The Kop?” Từ khi còn là chàng thiếu niên 19 tuổi chuyển đến Liverpool, 5 năm qua đủ tạo ra một Henderson bản lĩnh, mẫu mực và tài năng không dừng lại. 24 tuổi đã mang băng đội trưởng, anh còn cả một chặng đường dài phía trước để thực hiện ước vọng.
HLV Brendan Rodgers được tại vị sau mùa giải thảm họa vừa qua là một kỳ tích. Tiền vệ Joe Allen thậm chí còn thẳng thắn trên báo chí: “Ông thầy của tôi đã quá may mắn”. Nhưng có lẽ các ông chủ người Mỹ có cái lý của họ, chính sách chuyển nhượng sai lầm của Hội đồng chuyển nhượng Liverpool vào mùa hè 2014 là nguyên nhân chính cho sự kém cỏi của Liverpool trong mùa bóng đã qua. Rodgers đã phải cáng đáng một đội hình sai lầm của mùa hè, và không thể chắp vá.
Bây giờ họ đưa về Christian Benteke, một chân sút đáng tin tưởng hơn Mario Balotelli rất nhiều, một James Milner đầy kinh nghiệm chinh chiến, và một Joe Gomez là tài năng trẻ mới nổi. Cùng với sự trưởng thành của Courtinho và Henderson, rõ ràng Liverpool đang xây dựng một đội bóng hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng điều này cũng tố cáo về tham vọng nhỏ bé của Liverpool trong mùa bóng 2015-2016. Họ không hoài bão vô địch Ngoại Hạng Anh mùa này, vì còn thiếu “điều kiện đủ” cho một nhà vô địch. Thường trong một đội bóng, ngoài nền tảng là lối chơi, đều cần một siêu sao có khả năng gây đột biến. Chelsea có Eden Hazard, Arsenal có Alexis Sanchez, Man City có Sergio Aguero, Man Utd có Wayne Rooney. Còn Liverpool bây giờ, không có ai thuộc top 10 ngôi sao sáng nhất thế giới. Mục tiêu mà họ đang hướng đến, có lẽ là một vị trí trong top 4. Một kế hoạch dài hạn đang được xây dựng, một sự phát triển bền vững và chỉ sử dụng “bom tấn” khi cơ hội đã chín muồi.