Post by vuthihuongmc on Jan 20, 2016 15:30:44 GMT 7
Người dân thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Quảng Trị) vô cùng lo lắng vì kể từ năm 2014 đến nay, cả thôn có đến 53 trường hợp mắc bệnh ung thư, trong đó 47 người đã mất.
Bệnh diễn ra quá nhanh khiến cả làng rất hoang mang, người mắc bệnh tập trung trong độ tuổi lao động, trong đó không ít người đang rất trẻ, mà nguyên nhân chính gây ra điều này chính là do nguồn nước nơi đây nhiễm phèn quá nặng.
Những cái chết bất thường
Thôn Lâm Xuân hiện có 369 hộ dân với hơn 1.600 nhân khẩu. Nơi đây là cái nôi cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Sau ngày đất nước thống nhất, người dân Lâm Xuân cùng nhau xây dựng quê hương từ nơi bom cày, đạn xới. Song do xuất phát điểm quá thấp, điều kiện thổ nhưỡng không thuận nên cái nghèo vẫn dai dẳng đeo bám cuộc sống người dân.
Điều đáng ngại là nguồn nước ở đây nhiễm phèn nặng, nước sạch rất khan hiếm. Hầu hết các gia đình đều xây bể chứa để lọc nước, những chiếc bể xây bằng xi măng như được nhuộm một màu đỏ chói của phèn.
Theo người dân địa phương, nguồn nước nhiễm phèn là một trong những tác nhân lấy đi 47 mạng sống của người dân trong thôn kể từ năm 2014 đến nay.
Lâm Xuân là cái túi hứng bom đạn trong chiến tranh. Bom đạn rải thảm xuống đây phát nổ, nằm dưới mặt đất chỉ chừng 1-2 mét, nước giếng vốn được tập trung về từ những mạch nước đều bị nhiễm chất độc của bom đạn. Không ít trường hợp bom đạn nằm ngay cạnh giếng nước, còn nồng nặc mùi thuốc súng, thuốc bom.
Giếng đào ở Lâm Xuân ở mức vơi cạn, thường bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của sản xuất gây ra tình trạng bị nhiễm phèn nặng. Không chỉ bị nhiễm phèn, nguồn nước ở đây còn nhiễm độc bom đạn trong chiến tranh sót lại. Chỉ đào sâu xuống 1 đến 2 mét là đã thấy nước nhiễm phèn ngập ứ dâng lên. Biết là nguồn nước nhiễm độc nhưng bà con vẫn đào giếng để lấy nước ăn uống, sinh hoạt.
Tiếp phóng viên, Trưởng thôn Thân Hữu Toàn buồn bã tâm sự: “Số người chết do ung thư ở Lâm Xuân hai năm nay tăng đột biến với 47 người, 2 trường hợp khác bệnh viện đã trả về. Người bị dính bệnh nằm trong độ tuổi 40-50, thậm chí 20-30 tuổi cũng có…”. Có những cái chết đau đớn, ám ảnh như con gái ông Võ Văn Thỏn (Đội 1) khi đang là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Kế toán tại Đà Nẵng, chưa đầy 20 tuổi.
Cụ Trương Trung (80 tuổi) cho biết: “Người chết vì mắc bệnh ung thư ở đây đa dạng lắm, có người ung thư gan, dạ dày, phổi, tụy, u não. Con gái làng ni họ sợ không dám ưa vì sợ mắc bệnh chú ơi…”. Nói dứt lời, cụ Trung chỉ tay lên chiếc bể lọc đỏ quạch do nước phèn tạo ra và thở dài nói không biết bao giờ làng mới có nước sạch.
Chứng kiến bà Nguyễn Thị Cúc (60 tuổi, trú đội 4) đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho gia đình, chúng tôi không khỏi rùng mình khi thấy chậu nước đã được lọc nhưng màu vẫn đỏ sẫm và đầy rêu.
Bà Cúc cho biết: “Biết là nước bẩn nhưng vẫn phải chấp nhận dùng thôi chú ơi, chứ đi chở nước cũng xa lắm. Mấy năm nay nghe chết nhiều cũng sợ, nhưng biết làm răng chừ? Không chỉ riêng nhà tui mà cả làng ai cũng dùng nguồn nước phèn ni cả...”.
Bên hàng xóm, bà Nguyễn Thị Mỹ nói với sang: “Giếng nhà tui nước nhiễm phèn nặng quá, quần áo trắng còn không dám giặt, nước ăn thì phải đi mua từng bình. Nhưng mà muốn mua nước sạch phải qua tận xã Gio Thành, xa quá mà chi phí lại cao, ước gì có nước máy để dùng...”.
Màu đỏ của phèn nhuộm kín những chiếc bể lọc của bà con.
Bao giờ người dân có nước sạch để dùng…?
Chủ tịch UBND xã Gio Mai, ông Hoàng Thanh Lương cho hay: “Trước đây, thôn Lâm Xuân đã được khảo sát, lập dự án xây dựng công trình nước sạch từ chương trình “Nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ” đầu tư. Do địa bàn thôn nằm biệt lập so với các thôn khác gây tốn kém về chi phí kéo đường ống nên kinh phí chương trình chỉ đủ cấp cho 2 thôn Mai Xá Chánh, Mai Xá Thị thôi. Tôi cũng có kiến nghị lên trên mà vẫn chưa thấy kết quả…!?”.
Qua tìm hiểu của phóng viên, thôn Lâm Xuân chỉ cách thôn Mai Xá Thị, Mai Xá Chánh đúng một cây số, và cách thôn Nhỉ Hạ (xã Gio Thanh) một cây cầu bắc qua sông Cánh Hòm rộng chỉ vài chục mét nhưng người dân ở các thôn bên kia đã được thụ hưởng nguồn nước sạch an toàn từ cách đây 10 năm.
Ông Toàn, Trưởng thôn Lâm Xuân bức xúc: “Không chỉ riêng tôi mà người dân đã nhiều lần kiến nghị xin nước máy, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Chính quyền xã kêu cứu lên huyện, huyện cầu cứu tỉnh cũng không thấy đâu. Người dân chúng tôi hàng ngày vẫn tiếp tục ăn, uống nước nhiễm phèn.”.
Hiện chưa có kết luận chính thức của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của 47 người dân Lâm Xuân trong vòng 2 năm qua nên không thể kết luận những cái chết “bất đắc kỳ tử” đó là do nguồn nước. Tuy vậy, rõ ràng việc người dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm độc là không bảo đảm vệ sinh an toàn, cần phải sớm khắc phục.
Thực tế trên các cấp chính quyền và ban ngành chức năng không phải là không biết, nhưng phải chờ đến bao giờ người dân Lâm Xuân mới được dùng nước sạch thì vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ…
Bệnh diễn ra quá nhanh khiến cả làng rất hoang mang, người mắc bệnh tập trung trong độ tuổi lao động, trong đó không ít người đang rất trẻ, mà nguyên nhân chính gây ra điều này chính là do nguồn nước nơi đây nhiễm phèn quá nặng.
Những cái chết bất thường
Thôn Lâm Xuân hiện có 369 hộ dân với hơn 1.600 nhân khẩu. Nơi đây là cái nôi cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Sau ngày đất nước thống nhất, người dân Lâm Xuân cùng nhau xây dựng quê hương từ nơi bom cày, đạn xới. Song do xuất phát điểm quá thấp, điều kiện thổ nhưỡng không thuận nên cái nghèo vẫn dai dẳng đeo bám cuộc sống người dân.
Điều đáng ngại là nguồn nước ở đây nhiễm phèn nặng, nước sạch rất khan hiếm. Hầu hết các gia đình đều xây bể chứa để lọc nước, những chiếc bể xây bằng xi măng như được nhuộm một màu đỏ chói của phèn.
Theo người dân địa phương, nguồn nước nhiễm phèn là một trong những tác nhân lấy đi 47 mạng sống của người dân trong thôn kể từ năm 2014 đến nay.
Lâm Xuân là cái túi hứng bom đạn trong chiến tranh. Bom đạn rải thảm xuống đây phát nổ, nằm dưới mặt đất chỉ chừng 1-2 mét, nước giếng vốn được tập trung về từ những mạch nước đều bị nhiễm chất độc của bom đạn. Không ít trường hợp bom đạn nằm ngay cạnh giếng nước, còn nồng nặc mùi thuốc súng, thuốc bom.
Giếng đào ở Lâm Xuân ở mức vơi cạn, thường bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của sản xuất gây ra tình trạng bị nhiễm phèn nặng. Không chỉ bị nhiễm phèn, nguồn nước ở đây còn nhiễm độc bom đạn trong chiến tranh sót lại. Chỉ đào sâu xuống 1 đến 2 mét là đã thấy nước nhiễm phèn ngập ứ dâng lên. Biết là nguồn nước nhiễm độc nhưng bà con vẫn đào giếng để lấy nước ăn uống, sinh hoạt.
Tiếp phóng viên, Trưởng thôn Thân Hữu Toàn buồn bã tâm sự: “Số người chết do ung thư ở Lâm Xuân hai năm nay tăng đột biến với 47 người, 2 trường hợp khác bệnh viện đã trả về. Người bị dính bệnh nằm trong độ tuổi 40-50, thậm chí 20-30 tuổi cũng có…”. Có những cái chết đau đớn, ám ảnh như con gái ông Võ Văn Thỏn (Đội 1) khi đang là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Kế toán tại Đà Nẵng, chưa đầy 20 tuổi.
Cụ Trương Trung (80 tuổi) cho biết: “Người chết vì mắc bệnh ung thư ở đây đa dạng lắm, có người ung thư gan, dạ dày, phổi, tụy, u não. Con gái làng ni họ sợ không dám ưa vì sợ mắc bệnh chú ơi…”. Nói dứt lời, cụ Trung chỉ tay lên chiếc bể lọc đỏ quạch do nước phèn tạo ra và thở dài nói không biết bao giờ làng mới có nước sạch.
Chứng kiến bà Nguyễn Thị Cúc (60 tuổi, trú đội 4) đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho gia đình, chúng tôi không khỏi rùng mình khi thấy chậu nước đã được lọc nhưng màu vẫn đỏ sẫm và đầy rêu.
Bà Cúc cho biết: “Biết là nước bẩn nhưng vẫn phải chấp nhận dùng thôi chú ơi, chứ đi chở nước cũng xa lắm. Mấy năm nay nghe chết nhiều cũng sợ, nhưng biết làm răng chừ? Không chỉ riêng nhà tui mà cả làng ai cũng dùng nguồn nước phèn ni cả...”.
Bên hàng xóm, bà Nguyễn Thị Mỹ nói với sang: “Giếng nhà tui nước nhiễm phèn nặng quá, quần áo trắng còn không dám giặt, nước ăn thì phải đi mua từng bình. Nhưng mà muốn mua nước sạch phải qua tận xã Gio Thành, xa quá mà chi phí lại cao, ước gì có nước máy để dùng...”.
Màu đỏ của phèn nhuộm kín những chiếc bể lọc của bà con.
Bao giờ người dân có nước sạch để dùng…?
Chủ tịch UBND xã Gio Mai, ông Hoàng Thanh Lương cho hay: “Trước đây, thôn Lâm Xuân đã được khảo sát, lập dự án xây dựng công trình nước sạch từ chương trình “Nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ” đầu tư. Do địa bàn thôn nằm biệt lập so với các thôn khác gây tốn kém về chi phí kéo đường ống nên kinh phí chương trình chỉ đủ cấp cho 2 thôn Mai Xá Chánh, Mai Xá Thị thôi. Tôi cũng có kiến nghị lên trên mà vẫn chưa thấy kết quả…!?”.
Qua tìm hiểu của phóng viên, thôn Lâm Xuân chỉ cách thôn Mai Xá Thị, Mai Xá Chánh đúng một cây số, và cách thôn Nhỉ Hạ (xã Gio Thanh) một cây cầu bắc qua sông Cánh Hòm rộng chỉ vài chục mét nhưng người dân ở các thôn bên kia đã được thụ hưởng nguồn nước sạch an toàn từ cách đây 10 năm.
Ông Toàn, Trưởng thôn Lâm Xuân bức xúc: “Không chỉ riêng tôi mà người dân đã nhiều lần kiến nghị xin nước máy, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Chính quyền xã kêu cứu lên huyện, huyện cầu cứu tỉnh cũng không thấy đâu. Người dân chúng tôi hàng ngày vẫn tiếp tục ăn, uống nước nhiễm phèn.”.
Hiện chưa có kết luận chính thức của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của 47 người dân Lâm Xuân trong vòng 2 năm qua nên không thể kết luận những cái chết “bất đắc kỳ tử” đó là do nguồn nước. Tuy vậy, rõ ràng việc người dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm độc là không bảo đảm vệ sinh an toàn, cần phải sớm khắc phục.
Thực tế trên các cấp chính quyền và ban ngành chức năng không phải là không biết, nhưng phải chờ đến bao giờ người dân Lâm Xuân mới được dùng nước sạch thì vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ…