Post by Admin on Apr 24, 2015 18:36:19 GMT 7
Trưởng phòng Quản lý di tích (Cục Di sản văn hoá) Nguyễn Viết Cường cho biết, ở các nước và ngay cả Việt Nam, đã có nhiều di tích khai quật chỉ để lại một phần, còn lại sẽ san lấp phục vụ mục đích dân sinh khác.
Ngày 24/4, ông Nguyễn Viết Cường, Trưởng phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) cho biết, chưa nhận được công văn xin ý kiến của tỉnh Quảng Nam hay Viện Khảo cổ học liên quan đến vấn đề san lấp di chỉ Chămpa mới phát lộ tại xã Duy Trinh (Duy Xuyên, Quảng Nam) để làm đường cao tốc. “Mỗi khu vực, di tích có đặc điểm riêng nên phương án bảo tồn sẽ khác nhau. Chúng tôi phải nắm được hồ sơ cụ thể của di tích mới có hướng tham vấn cho địa phương được”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, không phải công trình khai quật khảo cổ nào cũng giữ lại để trưng bày mà phải tuỳ địa điểm. Trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, đã có những khu vực khai quật khảo cổ chỉ để lại một phần, còn lại san lấp đi, phục vụ cho công trình dân sinh khác và để thế hệ sau nếu có điều kiện sẽ khai quật như: di tích số 18 Hoàng Diệu - Hoàng thành Thăng Long, bia đá ở ô Chợ Dừa…
Tiến sĩ Trần Quý Thịnh, Trưởng phòng Nghiên cứu khảo cổ (Viện Khảo cổ học), chuyên gia tư vấn khai quật di chỉ Chămpa tại xã Duy Trinh cho hay, phế tích Chăm này không được thăm dò thám sát từ đầu để đánh giá quy mô, tính chất nên không có kế hoạch bảo tồn tại chỗ như thường làm với các di tích khảo cổ.
“Chúng tôi rất bất ngờ khi khai quật. Các chuyên gia đầu ngành đánh giá đây là di chỉ rất đặc biệt, là nơi tăng lữ, quý tộc Chămpa ngày xưa tập trung về đây để tập kinh, lễ. Tuy nhiên, việc nắn đường cao tốc qua khu vực này là không thể nên chúng tôi sẽ di dời toàn bộ di chỉ và bàn giao lại cho đơn vị thi công san ủi toàn bộ, làm đường cao tốc chồng lên trên”, TS Thịnh nói.
Ban đầu diện tích khai quật được xác định là 3.000 m2, nhưng do chưa đủ điều kiện để nắm bắt đầy đủ về di chỉ, cán bộ khảo cổ phải mở rộng thêm 1.000 m2. Một tháng qua, việc khai quật bị dừng lại do khúc mắc giữa chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam và Viện Khảo cổ học. Ngày 27/4 tới, Viện Khảo cổ học sẽ làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và chủ đầu tư dự án đường cao tốc để đưa ra phương án giải quyết.
Trước đó tháng 8/2014, một quần thể kiến trúc nằm sâu trong lòng đất được phát lộ khi các công nhân san lấp mặt bằng đoạn qua thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, để phục vụ thi công tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Theo Giám đốc Trung tâm quản lý di tích và thắng cảnh Quảng Nam, ông Phan Văn Cẩm, quần thể phế tích này có niên đại khoảng từ thế kỳ 9 đến 12, thuộc văn hoá Chăm. Hệ thống kiến trúc được cho là có mối liên hệ mật thiết với thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu. Những hiện vật được tìm thấy phản ánh sinh hoạt của giai cấp thượng tầng Chăm.
Ngày 24/4, ông Nguyễn Viết Cường, Trưởng phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) cho biết, chưa nhận được công văn xin ý kiến của tỉnh Quảng Nam hay Viện Khảo cổ học liên quan đến vấn đề san lấp di chỉ Chămpa mới phát lộ tại xã Duy Trinh (Duy Xuyên, Quảng Nam) để làm đường cao tốc. “Mỗi khu vực, di tích có đặc điểm riêng nên phương án bảo tồn sẽ khác nhau. Chúng tôi phải nắm được hồ sơ cụ thể của di tích mới có hướng tham vấn cho địa phương được”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, không phải công trình khai quật khảo cổ nào cũng giữ lại để trưng bày mà phải tuỳ địa điểm. Trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, đã có những khu vực khai quật khảo cổ chỉ để lại một phần, còn lại san lấp đi, phục vụ cho công trình dân sinh khác và để thế hệ sau nếu có điều kiện sẽ khai quật như: di tích số 18 Hoàng Diệu - Hoàng thành Thăng Long, bia đá ở ô Chợ Dừa…
Tiến sĩ Trần Quý Thịnh, Trưởng phòng Nghiên cứu khảo cổ (Viện Khảo cổ học), chuyên gia tư vấn khai quật di chỉ Chămpa tại xã Duy Trinh cho hay, phế tích Chăm này không được thăm dò thám sát từ đầu để đánh giá quy mô, tính chất nên không có kế hoạch bảo tồn tại chỗ như thường làm với các di tích khảo cổ.
“Chúng tôi rất bất ngờ khi khai quật. Các chuyên gia đầu ngành đánh giá đây là di chỉ rất đặc biệt, là nơi tăng lữ, quý tộc Chămpa ngày xưa tập trung về đây để tập kinh, lễ. Tuy nhiên, việc nắn đường cao tốc qua khu vực này là không thể nên chúng tôi sẽ di dời toàn bộ di chỉ và bàn giao lại cho đơn vị thi công san ủi toàn bộ, làm đường cao tốc chồng lên trên”, TS Thịnh nói.
Ban đầu diện tích khai quật được xác định là 3.000 m2, nhưng do chưa đủ điều kiện để nắm bắt đầy đủ về di chỉ, cán bộ khảo cổ phải mở rộng thêm 1.000 m2. Một tháng qua, việc khai quật bị dừng lại do khúc mắc giữa chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam và Viện Khảo cổ học. Ngày 27/4 tới, Viện Khảo cổ học sẽ làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và chủ đầu tư dự án đường cao tốc để đưa ra phương án giải quyết.
Trước đó tháng 8/2014, một quần thể kiến trúc nằm sâu trong lòng đất được phát lộ khi các công nhân san lấp mặt bằng đoạn qua thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, để phục vụ thi công tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Theo Giám đốc Trung tâm quản lý di tích và thắng cảnh Quảng Nam, ông Phan Văn Cẩm, quần thể phế tích này có niên đại khoảng từ thế kỳ 9 đến 12, thuộc văn hoá Chăm. Hệ thống kiến trúc được cho là có mối liên hệ mật thiết với thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu. Những hiện vật được tìm thấy phản ánh sinh hoạt của giai cấp thượng tầng Chăm.