Post by vuthihuongmc on Jan 22, 2016 11:30:22 GMT 7
Với chiến lược "rút ngắn thời gian" thông qua mua lại, Vingroup đã mở rộng rất nhanh quỹ đất để phát triển dự án cũng như tạo được vị thế đáng kể trên thị trường bán lẻ.
Từ đầu năm 2014 đến nay, bên cạnh vai trò là một những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam, tập đoàn Vingroup còn được biết đến với vai trò là một trong những “tay chơi” lớn nhất trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A).
Trong 2 năm qua, Vingroup cùng các công ty thành viên đã mua lại vài chục công ty lớn nhỏ khác nhau, hầu hết là mua các công ty để triển khai dự án hoặc nhằm bổ sung quỹ đất. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng mua lại nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực bán lẻ, logistics…
Theo các số liệu được công bố chính thức trong báo cáo tài chính năm của Vingroup thì trong năm 2014, Vingroup và công ty thành viên đã chi ra trên 10.000 tỷ đồng để mua lại một số công ty, gia tăng tỷ lệ sở hữu tại một vài công ty thành viên cũng như thực hiện một vài thương vụ mua cổ phần với tỷ lệ không chi phối.
Các thương vụ chính trong năm 2014 của Vingroup có thể kể đến Tân Liên Phát – công ty hiện là chủ đầu tư của Vinhomes Central Park, Bất động sản Hồng Ngân, Metropolis, Ocean Mart…
Trong năm 2015, mặc dù chưa có số liệu đầy đủ nhưng theo ước tính của CafeF, tổng giá trị của các thương vụ M&A mà hệ thống Vingroup đã thực hiện cũng không dưới 10.000 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong 2 năm, Vingroup đã chi ra khoảng 20.000 tỷ, tương đương gần 1 tỷ USD để mở rộng hệ thống của mình.
Những thương vụ lớn đã được thực hiện gồm có Triển lãm Giảng Võ, hệ thống Maximark, Vinatexmart, công ty Blue Star – đơn vị sở hữu khu đất vành khăn tại khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Công ty Mễ Trì – quản lý khu đất 32ha tại Mễ Trì, Hà Nội…
Không chỉ mua các công ty sở hữu bất động sản tại các đô thị lớn Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Vingroup đã bắt đầu chú ý đến công ty sở hữu mặt bằng tại các tỉnh thành khác như mua các công ty Sen Việt Công Thương (Đồng Nai), Vin Tây (Cần Thơ), Suối Hoa (Bắc Ninh)…
Từ đầu năm 2014 đến nay, bên cạnh vai trò là một những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam, tập đoàn Vingroup còn được biết đến với vai trò là một trong những “tay chơi” lớn nhất trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A).
Trong 2 năm qua, Vingroup cùng các công ty thành viên đã mua lại vài chục công ty lớn nhỏ khác nhau, hầu hết là mua các công ty để triển khai dự án hoặc nhằm bổ sung quỹ đất. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng mua lại nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực bán lẻ, logistics…
Theo các số liệu được công bố chính thức trong báo cáo tài chính năm của Vingroup thì trong năm 2014, Vingroup và công ty thành viên đã chi ra trên 10.000 tỷ đồng để mua lại một số công ty, gia tăng tỷ lệ sở hữu tại một vài công ty thành viên cũng như thực hiện một vài thương vụ mua cổ phần với tỷ lệ không chi phối.
Các thương vụ chính trong năm 2014 của Vingroup có thể kể đến Tân Liên Phát – công ty hiện là chủ đầu tư của Vinhomes Central Park, Bất động sản Hồng Ngân, Metropolis, Ocean Mart…
Trong năm 2015, mặc dù chưa có số liệu đầy đủ nhưng theo ước tính của CafeF, tổng giá trị của các thương vụ M&A mà hệ thống Vingroup đã thực hiện cũng không dưới 10.000 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong 2 năm, Vingroup đã chi ra khoảng 20.000 tỷ, tương đương gần 1 tỷ USD để mở rộng hệ thống của mình.
Những thương vụ lớn đã được thực hiện gồm có Triển lãm Giảng Võ, hệ thống Maximark, Vinatexmart, công ty Blue Star – đơn vị sở hữu khu đất vành khăn tại khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Công ty Mễ Trì – quản lý khu đất 32ha tại Mễ Trì, Hà Nội…
Không chỉ mua các công ty sở hữu bất động sản tại các đô thị lớn Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Vingroup đã bắt đầu chú ý đến công ty sở hữu mặt bằng tại các tỉnh thành khác như mua các công ty Sen Việt Công Thương (Đồng Nai), Vin Tây (Cần Thơ), Suối Hoa (Bắc Ninh)…