Post by kayle on Feb 22, 2016 16:09:59 GMT 7
Nói đến công thức làm văn chắc hẳn ngay lập tức các bạn nghĩ có gì sai vì công thức chỉ được nhắc đến ở các môn khoa học tự nhiên
Nói đến công thức làm văn chắc hẳn ngay lập tức các bạn nghĩ có gì sai vì công thức chỉ được nhắc đến ở các môn khoa học tự nhiên khô khan và logic nhưng ít ai biết được các bạn học sinh hoàn toàn có thể áp dụng công thức vào làm các bài văn nghị luận. Hôm nay, daytot.vn xin giới thiệu một công thức làm bài văn nghị luận có thể giúp các bạn học sinh đạt điểm cao đến bất ngờ.
Thực chất, việc rút ra công thức làm văn cũng là dựa vào các luận điểm, luận cứ cơ bản trong bài văn nghị luận, các công thức này có tác dụng giúp các bạn phát triển ý phong phú, mạch lạc.
Cũng như các dạng khác, mỗi bài văn nghị luận bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Sau đây là các công thức làm văn để học sinh có thể viết tốt 3 phần cơ bản này.
1.Mở bài
Là ấn tượng đầu tiên về phong cách viết nghị luận của học sinh tạo dựng trong đầu người chấm bài, vì vậy nó khá quan trọng. Phần mở bài gồm có 3 phần theo 3 công thức gợi-đưa-báo, trong đó:
Gợi: gợi ý ra vấn đề cần làm
Sau khi gợi ý thì đưa ra vấn đề
Cuối cùng là báo-tức là thể hiện cho người đọc biết mình sẽ làm gì.
Trong đó khó và nan giải nhất là phần gợi ý, dẫn dắt vấn đề. Có 3 cặp 6 lối để giải quyết chướng ngại này như sau:
Cặp 1: tương đồng, tương phản- đưa ra một vấn đề tương tự hoặc vấn đề đối lập để liên tưởng đến vấn đề cần nghị luận, sau đó mới khéo léo đưa vấn đề này ra. Cách này thường dùng khi cần phải chứng minh, giải thích, bình luận về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Cặp 2: xuất xứ, đại ý- cách này thường dùng cho các tác phẩm, tác giả nổi tiếng vì nó dựa vào thông tin xuất xứ, đại ý.
Cặp 3: diễn dịch,quy nạp
2.Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các ý nhỏ được diễn giải thành các đoạn văn nhằm giải quyết một vấn đề chung. Các công thức làm văn dưới đây có thể giúp các bạn học sinh phát triển ý cho bài văn của mình, nếu áp dụng hiệu quả thì các bạn sẽ không cần phải sử dụng hết số ý mình nghĩ ra mà chỉ cần dùng một phần là đã có thể phát triển được một bài văn rồi.
Đối với giải thích: gì-sao-nào-do-nguyên-hậu.
Trong đó: gì: cái gì? Là gì?
Nào: thế nào?
Sao: tại sao?
Do: do đâu?
Nguyên: nguyên nhân nào?
Hậu: hậu quả gì?
Hãy trả lời các câu hỏi trên cho các đề bạn gặp phải, khi đó bạn sẽ không bị bí ý.
Đối với chứng minh: mặt-không-giai-thời-lứa
Mặt : các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề
Giai: giai đoạn
Thời: thời gian, nghĩa hẹp hơn so với các giai đoạn
Lứa: lứa tuổi
Viết nên đoạn văn từ khung ý tưởng
Sau khi có các ý cho sườn bài, các em cần triển khai nó thành các đoạn văn hoàn chỉnh. Ta có công thức:
Nào-sao-cảm
Nào: thế nào?
Sao: tại sao?
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân.
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn hợp lại thành thân bài.
3.Kết bài
Bạn có công thức tóm-rút-phấn để giải quyết phần này:
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận
Đấu: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Như vậy trên đây là các công thức làm văn có thể áp dụng giúp các em giải quyết phần nào tình trạng bí ý không biết viết gì.
Ôn luyện kiến thức
Nói đến công thức làm văn chắc hẳn ngay lập tức các bạn nghĩ có gì sai vì công thức chỉ được nhắc đến ở các môn khoa học tự nhiên khô khan và logic nhưng ít ai biết được các bạn học sinh hoàn toàn có thể áp dụng công thức vào làm các bài văn nghị luận. Hôm nay, daytot.vn xin giới thiệu một công thức làm bài văn nghị luận có thể giúp các bạn học sinh đạt điểm cao đến bất ngờ.
Thực chất, việc rút ra công thức làm văn cũng là dựa vào các luận điểm, luận cứ cơ bản trong bài văn nghị luận, các công thức này có tác dụng giúp các bạn phát triển ý phong phú, mạch lạc.
Cũng như các dạng khác, mỗi bài văn nghị luận bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Sau đây là các công thức làm văn để học sinh có thể viết tốt 3 phần cơ bản này.
1.Mở bài
Là ấn tượng đầu tiên về phong cách viết nghị luận của học sinh tạo dựng trong đầu người chấm bài, vì vậy nó khá quan trọng. Phần mở bài gồm có 3 phần theo 3 công thức gợi-đưa-báo, trong đó:
Gợi: gợi ý ra vấn đề cần làm
Sau khi gợi ý thì đưa ra vấn đề
Cuối cùng là báo-tức là thể hiện cho người đọc biết mình sẽ làm gì.
Trong đó khó và nan giải nhất là phần gợi ý, dẫn dắt vấn đề. Có 3 cặp 6 lối để giải quyết chướng ngại này như sau:
Cặp 1: tương đồng, tương phản- đưa ra một vấn đề tương tự hoặc vấn đề đối lập để liên tưởng đến vấn đề cần nghị luận, sau đó mới khéo léo đưa vấn đề này ra. Cách này thường dùng khi cần phải chứng minh, giải thích, bình luận về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Cặp 2: xuất xứ, đại ý- cách này thường dùng cho các tác phẩm, tác giả nổi tiếng vì nó dựa vào thông tin xuất xứ, đại ý.
Cặp 3: diễn dịch,quy nạp
2.Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các ý nhỏ được diễn giải thành các đoạn văn nhằm giải quyết một vấn đề chung. Các công thức làm văn dưới đây có thể giúp các bạn học sinh phát triển ý cho bài văn của mình, nếu áp dụng hiệu quả thì các bạn sẽ không cần phải sử dụng hết số ý mình nghĩ ra mà chỉ cần dùng một phần là đã có thể phát triển được một bài văn rồi.
Đối với giải thích: gì-sao-nào-do-nguyên-hậu.
Trong đó: gì: cái gì? Là gì?
Nào: thế nào?
Sao: tại sao?
Do: do đâu?
Nguyên: nguyên nhân nào?
Hậu: hậu quả gì?
Hãy trả lời các câu hỏi trên cho các đề bạn gặp phải, khi đó bạn sẽ không bị bí ý.
Đối với chứng minh: mặt-không-giai-thời-lứa
Mặt : các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề
Giai: giai đoạn
Thời: thời gian, nghĩa hẹp hơn so với các giai đoạn
Lứa: lứa tuổi
Viết nên đoạn văn từ khung ý tưởng
Sau khi có các ý cho sườn bài, các em cần triển khai nó thành các đoạn văn hoàn chỉnh. Ta có công thức:
Nào-sao-cảm
Nào: thế nào?
Sao: tại sao?
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân.
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn hợp lại thành thân bài.
3.Kết bài
Bạn có công thức tóm-rút-phấn để giải quyết phần này:
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận
Đấu: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Như vậy trên đây là các công thức làm văn có thể áp dụng giúp các em giải quyết phần nào tình trạng bí ý không biết viết gì.
Ôn luyện kiến thức