Post by Admin on Apr 25, 2015 11:26:23 GMT 7
Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đôi khi cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm gây bất lợi cho dạ dày của bạn.
Để dạ dày của bạn luôn khỏe mạnh, không bị bệnh hãy tránh xa những thói quen sai lầm dưới đây.
Ăn quá nhanh và quá no
Cuốn Bệnh dạ dày và cách điều trị của Nhà xuất bản Lao động cho ghi chép thông tin việc ăn quá nhanh, hay quá no sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu hóa vì lượng thức ăn được nạp vào quá nhanh khiến dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, lượng thức ăn chưa kịp tiếu hóa hết sẽ lên men và gây áp lực cho dạ dày dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, lâu dần là đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Ăn nhiều thực phẩm chua cay
Các thực phẩm chua cay sẽ kích thích việc tiết axit và các men tiêu hóa trong dạ dày. Lượng axit và men tiêu hóa quá nhiều sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Các thực phẩm cay nóng khi ăn quá nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các lớp niêm mạc dạ dày, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng bỏng hoặc xuất huyết dạ dày.
Vừa ăn vừa làm việc
Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa làm việc. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không tốt cho dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho thấy người có thói quen này thường có nguy cơ mắc bệnh dạ dày gấp 3 lần người bình thường.
Đặc biệt là việc vừa ăn vừa lao động trí não, bởi khi đó một lượng lớn máu sẽ được huy động tới trung khu thần kinh để phục vụ hoạt động trí não, vì thế, lượng máu cung cấp cho dạ dày sẽ giảm đi. Vì thế dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Ăn đồ vặt
Cũng như hoạt động của tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, hoạt động của dạ dày cũng cần có những quy luật làm việc và nghỉ ngơi. Việc ăn quà vặt thường xuyên sẽ phá vỡ quy luật đó và buộc dạ dày luôn ở trong trạng thái bận rộn để tiêu hóa thức ăn. Lâu dần, làm việc quá tải sẽ dẫn đến đau dạ dày.
Uống nhiều rượu bia
Các men vi sinh có trong thành phần của rượu bia khi uống ở mức độ vừa phải sẽ là trợ thủ đắc lực của dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng việc uống quá nhiềurượu bia sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hóa và hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, dẫn đến đau dạ dày.
Căng thẳng, mệt mỏi
Những trạng thái tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiên, tức giận… sẽ nhanh chóng được khuếch tán đến các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng dến hệ thần kinh thực vật, gây mất cân bằng các chức năng dạ dày, đường ruột. Hơn thế, axit hydrocholoric và pepsin tăng tiết khiến huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Lúc no lúc đói
Theo tin tức từ một số phòng khám, những người bị đau dạ dày cũng nên kiêng lúc đói, lúc no. Vì khi đói, axit hydrocholoric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao sẽ dẫn đến tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc. Nhưng khi no, vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu… nên dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày. Tốt nhất, để bảo vệ dạ dày, mỗi bữa bạn nên ăn vừa phải, không hay để đói, cũng không ăn cố dẫn đến no, không bỏ bữa…
Uống nhiều cà phê, trà đặc
Lượng chất kích thích có trong cà phê, trà đặc khá lớn khi được đưa vào trong dạ dày sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Vì thế, bạn nên hạn chế uống cà phê hay trà đặc trong bất cứ hoàn cảnh nào để bảo vệ dạ dày của mình.
Lạm dụng thuốc tây
Có những loại thuốc tây có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày khi sử dụng quá nhiều, điển hình nhất là các loại Aspirin; thuốc chống viêm và thuốc hormone như sterol. Vì thế, bạn nên hạn chế dùng những loại thuốc này. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên khống chế liều lượng hoặc uống sau khi ăn.